1. Tìm hiểu về bệnh Gout
1.2. Bệnh Gout (Gút) là bệnh gì?
Bệnh gout (thống phong) – một loại viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp. Nguyên nhân chính là do lượng axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. (Theo Medicalnewstoday.com)
Đặc trưng nhất của bệnh gút là những cơn đau đột ngột điển hình là về đêm gây sưng tấy ở khớp chân, ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).
1.2. Bệnh Gout có nguy hiểm không?
Gout được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị trị kịp thời.
1.2.1. Bệnh gout tái phát
Gout là căn bệnh mạn tính. Nhiều bệnh nhân dù đã điều trị nhưng có thể gặp phải những cơn đau do gout nhiều lần trong 1 năm.
1.2.2. Gout tiến triển
Bệnh gout cấp tình nếu không được điều trị kịp thời thì các tinh thể muối urat sẽ tấn công các khớp và hình thành ở ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân… các hạt tophi. Đây chính là giai đoạn gout mãn tính.
1.2.3. Sỏi thận
Tinh thể urat lắng đọng trong đường tiết niệu của những người bệnh gout, sẽ gây bệnh sỏi thận.
1.3. Bệnh gout có điều trị khỏi được không?
Đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, nên khó có thể điều trị khỏi được hoàn toàn. Việc dùng thuốc Tây chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm trong các cơn đau gút cấp.
Ở giai đoạn mãn tính, người bệnh cần phục hồi chức năng gan thận bằng các loại thuốc Đông y, đồng thời điều trị các rối loạn chuyển hóa đi kèm.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout
2.1. Nguyên nhân nguyên phát
Liên quan đến các yếu tố gen di truyền, cơ địa. Bệnh nhân trong trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường nên nồng độ acid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo.
2.2. Nguyên nhân thứ phát
Là yếu tố bên ngoài, vì lý do nào đó mà người bệnh khiến cho lượng acid uric trong máu tăng mạnh.
2.2.1. Chế độ ăn uống
Là nguyên nhân chính khởi phát bệnh gout. Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá béo và nấm. Một số là do thói quen uống rượu bia không kiểm soát – tác nhân chủ yếu kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao.
2.2.2. Rối loạn chức năng thận
Sự rối loạn chuyển hóa purin khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Lượng axit uric trong máu tích tụ nhiều, sẽ hình thành nên những tinh thể tập trung tại khớp. Từ đó gây sưng, viêm, đau đớn cho bệnh nhân.
3. Triệu chứng bệnh gout
3.1. Các cơn đau khớp dữ dội
Bệnh gout triệu chứng điển hình là các cơn đau ở hầu hết các khớp bị cơn gout tấn công: bàn chân, ngón chân cái, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và các khớp ngón tay đều bị đau dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
3.2. Khó chịu sau cơn đau
Sau khi các cơn đau có dấu hiệu giảm xuống, một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu từ vài ngày cho đến vài tuần.
- Xuất hiện viêm và nóng đỏ
Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, viêm và nóng đỏ.
- Giới hạn vận động
Khi bệnh gút tiến triển, những cơn đau có thể ảnh hưởng đến sự vận động của bệnh nhân.
4. Phân biệt gout cấp tính và mãn tính
4.1. Đau gút cấp tính
Thời điểm:
Hầu hết các cơn gút mãn tính xuất hiện đột ngột vào nửa đêm, có thể tự phát hay sau một bữa ăn nhiều chất đạm hoặc ăn nhậu quá mức…
Vị trí:
Gút thường khởi phát ở khớp chi dưới như khớp bàn ngón chân cái (hơn 50% các trường hợp), khớp cổ chân, khớp gối… Các vị trí đau tiếp theo là khớp bàn tay, ngón tay hoặc các khớp khác.
Tính chất đau:
Khớp đau dữ dội, đau nhiều về đêm hoặc gần sáng, kèm theo sưng, nóng, đỏ, hạn chế vận động các khớp. Cơn đau sẽ giảm dần vào ban ngày.
4.2. Bệnh gout mãn tính
Xuất hiện hạt tophi
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính là sự xuất hiện của các hạt tophi (do các muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết nhiều năm tạo thành các khối dưới da).
Vị trí đau
Hạt tophi có thể ở vành tai, cạnh các khớp tổn thương và gây đau dữ dội. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường các tinh thể kết tinh hình khối màu trắng.
5. Đối tượng dễ mắc bệnh gout?
5.1. Nam giới sau 40
Có đến hơn 80% đối tượng mắc bệnh gout là nam giới ở độ ngoài 40 trở đi nhưng cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh sớm hơn – thường là trong độ tuổi từ 30 đến 50.
Đặc biệt trong thời buổi hiện nay, chế độ ăn uống còn chưa khoa học, thường xuyên ăn nhậu nhiều chất đạm: nội tạng động vật, ăn nhiều thịt đỏ (thịt chó, thịt trâu, thịt bò). Cộng thêm lối sống thiếu lành mạnh: lười tập luyện, uống rượu và hút thuốc thường xuyên khiến cho đối tượng mắc gout ngày càng đa dạng về đối tượng.
Gout đang có xu hướng trẻ hóa
Hầu hết chúng ta thường quan niệm bệnh gout chỉ xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, tại Singapore, các bác sĩ đã cảnh báo xu hướng đáng lo ngại gần đây. Nhiều nam thanh niên đã mắc phải bệnh gout, thậm chí cả ở lứa tuổi thiếu niên.
5.2. Nữ giới tuổi mãn kinh
Do một loạt sự suy giảm nghiêm trọng hormone estrogen trong cơ thể gây rối loạn chuyển hóa acid uric. Cộng thêm việc ăn uống không lành mạnh: ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, nhiều giàu mỡ cũng tăng khả năng mắc gout ở đối tượng này.
5.3. Người thừa cân, béo phì
Trọng lượng cơ thể quá cao khiến cho việc đào thải axit uric lâu hơn. Hơn nữa, những người béo lại thường rất thích ăn đồ ăn nhiều đạm và các món chiên xào, thức ăn nhanh nên khả năng mắc càng cao.
5.4. Người có tiền sử gia đình mắc gout
Liệu bệnh gút có di truyền không? Khoa học hiện đại đã đưa ra kết luận hiện có năm loại gen liên quan đến bệnh gút và hầu hết chúng đều có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau. Do đó, không ngoại trừ bạn mắc gout là do người thân đã từng mắc căn bệnh này.
5.5. Người ăn uống thiếu khoa học
Gout không còn là căn bệnh của nhà giàu nữa mà tất cả mọi tầng lớp xã hội đều có thể bị bệnh tấn công. Người ăn uống thiếu khoa học cũng có thể mắc gout.